-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ngành Bán lẻ của Việt Nam đang đi về đâu Khi các Nhà đầu tư nước ngoài Tháo chạy ?


Ngành Bán lẻ của Việt Nam đang đi về đâu Khi các Nhà đầu tư nước ngoài Tháo chạy ?
Việc Auchan đang rút khỏi Việt Nam trong thời gian vừa qua chỉ ra rằng Thị trường bán lẻ Việt Nam với gần 100 triệu dân rất Tiềm năng nhưng để Tồn tại và phát triển thì phải vượt qua muôn vào Khó khăn và sóng gió.
1. Tổng quan về Thị trường Bán lẻ tại Việt Nam
Từ xa xưa với truyền thống và thói quen mua bán trao đổi hàng hóa thì người Việt Nam chủ yếu thông qua các Chợ và ở mỗi địa phương thường có Chợ lớn theo cấp Xã ở đây các thôn, làng trong xã sẽ thống nhất một ngày nào đó trong tuần để cùng tới chợ và giao dịch mua bán. Còn chợ làng thì thường đặt ở các Ngã ba, ngã tư nơi thuận tiện cho mọi người trong làng trong thôn xóm ra mua bán. Và ở Trung tâm xã thường có các Đại lý được mở ra bởi những người có điều kiện về tài chính và kinh doanh trong việc buôn bán. Còn ở các Thị xã, thành phố sẽ có rất nhiều chợ cóc được mọc lên ở các nơi thuận tiện giao thông qua lại giữa tại từng phường...
>>>>>> Xem thêm Hướng dẫn cách Setup siêu thị mini
Còn nhớ cách đây hơn 10 năm khi lần đầu tiên Metro hiện diện ở Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt về một phương thức mua hàng mới tại Việt Nam tuy nhiên thời đó chỉ những người ở Thành phố lớn như Hà Nôi, Hồ Chí Minh... và phải có Thẻ mới có thể vào Metro để mua hàng. Dần dần về sau này các Đại Siêu thị bắt đầu nắm bắt được Tiềm năng bán lẻ tại Việt Nam nên đã nhảy vào cuộc chơi như Big C, Aeon, Lotte, Vinmart, Tmart... và đến những năm 2014 thì Hình thức bán lẻ tại Việt Nam đã dần thay đổi sang một hình thức mới là tới các Trung Tâm thương mại, Đại Siêu Thị hay chuỗi siêu thị để Mua sắm.
Trong nhóm này nổi lên là Trung tâm thương mại Vinmart được đặt dưới hầm hoặc tầng 1 của các Dự án Nhà chung cư cao cấp của Vin Group và trải dài khắp Việt Nam. Còn ở Hà Nội thì Fivi mart cũng nổi lên như một con hổ trong ngành bán lẻ với gần 30 cái Siêu thị tại Hà Nội hay Chuỗi siêu thị Tmart với gần 50 cái khắp Hà Nội. Trong nhóm này cũng không thể quên kể đến Mường Thanh Mart với khoảng 15 Siêu thị được đặt tại tầng 1 của các Chung cư của tập đoàn Mường Thanh...
2. Hiện trạng của ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay
Chính bởi Việt Nam có dân số và mật độ khá đông nên các Nhà đầu tư từ Nước ngoài cho đến Việt Nam đã nahỷ vào cuộc để ăn chia miếng bánh béo bở này. Nhưng trong cuộc chiến thương trường thì đã có rất nhiều Nhà bán lẻ đã lỗ hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng chỉ sau vài năm có mặt tại Việt Nam
Như chúng ta đều biết Fivimart thực chất là Chuỗi siêu thị của Công ty Cổ phần Nhất Nam nhưng trong khoảng 10 năm hiện diện đã phải bán phần lớn cổ phần cho Aeon và chính thức đến cuối năm 2018 thì Vinmart đã mua lại thành công chuỗi Fivimart.
Nhắc đến Mường Thanh Mart (MT Mart) thì cũng rất nhiều các Siêu thị sau khi mớ bán được 2-3 năm chỉ sau 2-3 năm ra đời, cũng đã ngừng hoạt động hoặc cho Đơn vị khách thuê lại toàn bộ mặt bằng để Kinh Doanh.
Đỉnh điểm của sự Cạnh tranh "KHỐC LIỆT " như đánh giá của nhiều chuyên gia chính là Nhóm các Cửa hàng tiện ích ra đời với mốt số tên tuổi lớn như: Familymart, Vinmart +, Circel K, BS'mart, 7 Eleven .. Sự ra đời của Chuỗi cửa hàng tiện ích đã Mở toang cánh cửa cho thị trường bán Lẻ sang một trang mới. Các cửa hàng tạp hóa đã mất dần thị phần hoặc các Siêu thị mini đơn lẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều cửa hàng tạp hóa đã phải đóng cửa. Và để tồn tại các Cửa hàng tạp hóa buộc phải nâng cấp thành các Siêu thị mini, như chúng ta đã thấy việc làm này đã tạo thành một cán cân Vô cùng lớn cho các Chuỗi cửa hàng tiện ích dẫn đến Miếng bánh lại phải phân chia lại, có nhiều ý kiến cho rằng hàng nghìn Siêu thị tiện ích Vinmart + với chi phí quá lớn về mặt bằng thiết bị, tiền lương cộng với nhiều đối thủ dẫn đến phải bù lỗ rất nhiều tiền cho chuỗi bán lẻ này.
>>>> Mẹo nhỏ cho Sale sẽ chắc chắn chào hàng thành công 90% cho cửa hàng tạp hóa
3. Ngành bán lẻ Việt Nam còn hấp dẫn Nhà đầu tư hay không
Các Nhà đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản hay Pháp đã nhắm đến Thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng như chúng ta thấy Đại Siêu thị Auchan bắt đầu rút khỏi Việt Nam cho thấy rằng để tồn tại ở không phải dễ dàng trong một bối cảnh mà khá hỗn loạn mạnh ai người ấy làm. Và cũng kể đến Chuỗi Bách hóa xanh của Thế giới Di động cũng khá lao đao khi mở ra một vài siêu thị để rồi cũng phải đóng cửa dần dần một vài siêu thị do làm ăn không hiệu quả. Với một cơ chế chưa thật sự rõ ràng, Luật chơi chưa được thực hiện nghiêm, chưa kể đến việc hàng giả hàng nhái bán tràn lan cũng như việc phá giá một số dòng sản phẩm hàng tiêu dùng...vv cho thấy còn nhiều khó khăn và gian lan phía trước cho tất cả các Ông lớn.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng trong bối cảnh này thì các Siêu thị mini nhỏ vẫn còn rất nhiều đất sống nếu đi đúng hướng bởi những lợi thế mà họ có được như sử dụng chính mặt bằng nhà mình ở các mặt phố và chỉ cần nâng cấp lên một chút là vẫn sống khỏe thậm chí với nhiều ưu thế còn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn rất nhiều so với các Chuỗi siêu thị mini lớn.
Khi mà hình thức Chợ cóc mặc dù đã bị giải tán một phần nhưng hiện nay số lượng các chợ cóc vẫn còn khá nhiều, hình thức kinh doanh theo Kiot ở chợ vẫn mang lại một nguồn thu nhất định cho nhiều tiểu thương.
Bài viết này là một quan điểm và rất cần Độc giả bổ sung ý kiến để Bài viết hoàn thiện hơn.
Tác giả: Hoàng Phúc